Thông tin
- home Trang chủ
- workspace_premium Sự kiện
- sync_saved_locally Yêu thích
- play_lesson Video đã lưu
- bookmark_add Đăng bài
Thành viên nổi bật
-
Khả Trần830
-
Hoàng Anh Tuấn659
-
Bảo Minh123
-
Khoa Hoàng105
-
Minh Toàn31
Phong Vân
1 tháng trướcMỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Bộ Công Thương cho biết "lấy làm tiếc" khi Mỹ đưa ra kết luận ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Nội dung trên được Bộ Công Thương phát đi tối 2/8. Theo Bộ Công Thương, nếu Bộ Thương mại Mỹ xem xét hồ sơ, thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng, họ đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam là một nền kinh tế thị trường.
Việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào nước này sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp. Bởi, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam không được dùng để tính toán biên độ phá giá mà phải sử dụng "giá trị thay thế" của một nước thứ ba.
Thực tế, một nước xuất khẩu bị xem là phi thị trường thì các nguyên tắc tính toán giá thông thường sẽ không được sử dụng. Nước nhập khẩu có thể dùng các phương pháp khác mà họ cho là hợp lý. Điều này tạo ra một số bất lợi lớn cho các nhà sản xuất, xuất khẩu từ các nền kinh tế bị xem là phi thị trường, khiến biên độ phá giá bị đẩy lên rất cao và không phản ánh thực trạng sản xuất của các doanh nghiệp.
Bộ Công Thương nhìn nhận hơn 20 năm qua, kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký, đưa vào thực thi 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các nước CPTPP, Liên Hiệp Vương quốc Anh. Các cam kết được đưa ra toàn diện, từ cắt giảm thuế tới nâng tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa...
Những thay đổi này, theo Bộ Công Thương, được nêu trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu gửi tới Bộ Thương mại Mỹ. Các bản lập luận gửi cho phía Mỹ được chứng minh đầy đủ, nhất quán. Việc này nhằm chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Theo quy định của Mỹ, có 6 tiêu chí để xem xét một nền kinh tế có thị trường hay không, gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; Đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; Các yếu tố khác.
"Mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường", Bộ Công Thương nêu.
Bộ này cũng cho hay, hơn 40 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Mỹ đã ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ như Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia (NASDA), Hiệp hội Thương mại (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), Hiệp hội các nhà bán lẻ Mỹ.
Thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ. Sau đó, cơ quan này sẽ bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu phía Mỹ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
"Việc này nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước", Bộ Công Thương cho hay.
Cùng đó, Bộ Công Thương khẳng định sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá, trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện, 72 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các nền kinh tế lớn như: Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand...
Năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu là 97 tỷ USD, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ và thủy sản sang Mỹ đóng góp lần lượt 43%, 35%, 54% và 17% vào tổng kim ngạch xuất khẩu từng ngành.
-
-
0 Lượt thích
Thu Hương
1 giờ trướcTuyến đường nối cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dài gần 16km sẽ khởi công trong tháng 10
Theo Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến sẽ được khởi công trong tháng 10/2024.
Vương Lâm
1 ngày trướcBắc Ninh hé lộ thời điểm khởi công hai dự án nghìn tỷ
Bắc Ninh đang tập trung các điều kiện khởi công dự án cầu Kênh Vàng, Khu nhà ở xã hội tại thị xã Quế Võ, với tổng vốn đầu tư 3.400 tỷ đồng trong tháng 9 này.
-
-
0 Lượt thích
Khánh Duy
1 ngày trướcXuất hiện căn hộ 1 tỷ đồng, cách quận 1 chỉ 25 phút di chuyển
Hơn 2.000 căn hộ nằm ngay mặt tiền quốc lộ 1A, Coopmart Bến Lức, Chợ Bình Chánh cách quận 1 chỉ 25 phút di chuyển… Đó là những thông tin về dự án Destino Centro do Seaholdings phát triển.
Quỳnh Như
3 ngày trướcKhởi công tòa tháp đôi cao 39 tầng tại Đà Nẵng
Sáng ngày 14/9/2024, Công ty Cổ phần Cosmos Housing đã khởi công tòa tháp đôi căn hộ thuộc khu phức hợp DaNang Landmark tại đường Bạch Đằng, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng.
-
-
0 Lượt thích