Thông tin
- home Trang chủ
- workspace_premium Sự kiện
- sync_saved_locally Yêu thích
- play_lesson Video đã lưu
- bookmark_add Đăng bài
Thành viên nổi bật
-
Khả Trần833
-
Hoàng Anh Tuấn677
-
Bảo Minh138
-
Khoa Hoàng121
-
Minh Toàn33
Anh Mai
9 tháng trướcTập đoàn hàng đầu Đức có quy mô 320.000 nhân viên, doanh thu 78 tỉ euro muốn “chung tay” làm dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam
Lãnh đạo Tập đoàn Siemens bày tỏ quan tâm đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và có thể cung cấp các giải pháp về đầu máy, toa xe, hệ thống tín hiệu đường sắt, cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất toa xe.
Thủ tướng tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens chiều ngày 26/2 (Ảnh: CTTĐT CP)
Theo CTTĐT Chính phủ, chiều 26/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Roland Busch, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Siemens (Cộng hòa Liên bang Đức) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Siemens là tập đoàn lớn của Đức, có nhiều kinh nghiệm và giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng thông minh.
Tập đoàn có 320.000 nhân viên và doanh thu toàn cầu là 78 tỉ euro vào năm 2023. Tại Việt Nam, Siemens thành lập văn phòng đại diện từ năm 1993, với 3 chi nhánh Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và một nhà máy sản xuất tại Bình Dương.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao, chúc mừng kết quả hoạt động kinh doanh của Siemens trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là các dự án trong các lĩnh vực điện - khí, cơ khí chế tạo, phát triển hạ tầng năng lượng và tự động hóa công nghiệp, phát triển đường sắt.
Thủ tướng đề nghị Siemens đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; hợp tác chuyển đổi xanh, phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, nhất là sản xuất turbine điện gió;
Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải (như sản xuất xe điện…); hợp tác chuyển đổi số, xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển của Siemens tại Việt Nam, hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia…; mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Siemens nghiên cứu tham gia một số gói thầu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Việt Nam như dự án Tuyến Metro 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh; chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp đường sắt (như đào hầm metro).
Lãnh đạo Siemens cho biết, Tập đoàn hiện đang tích cực hợp tác và mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực và nội dung mà Thủ tướng đã đề cập như công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, tốc độ cao…, bao gồm hợp tác đào tạo nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra toàn cầu.
Trong đó, Siemens quan tâm đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và có thể cung cấp các giải pháp về đầu máy, toa xe, hệ thống tín hiệu đường sắt, cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất toa xe.
Nhiều tập đoàn quốc tế quan tâm tới dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang được Việt Nam chuẩn bị kế hoạch để đầu tư đang thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.
Mới đây, Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nhanh chóng hoàn thiện báo cáo khả thi để có thể trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam trong năm 2024.
Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang xin ý kiến các bộ ngành về phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam với 3 kịch bản.
Cụ thể, kịch bản 1 là đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách.
Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỉ USD.
Kịch bản 2 xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h.
Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỉ USD.
Ưu điểm của kịch bản 2 là vận chuyển cả hành khách và hàng hóa trên cùng tuyến. Kết nối liên vận quốc tế thuận lợi, song tốc độ lưu thông thấp.
Kịch bản 3 là đầu tư tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu.
Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỉ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỉ USD.
Tâm An
1 tuần trướcChỉ 300 triệu đồng đã có nhà ở ngay khu Tây TP.HCM, TIN ĐƯỢC KHÔNG?
Chỉ với 300 triệu đồng, bạn có thể sở hữu ngay một căn hộ tiện nghi tại khu Tây TP.HCM! Nghe có vẻ khó tin, nhưng đây là cơ hội hoàn toàn có thật tại dự án Destino Centro.
Phương Vũ
1 tuần trướcLộ diện phân khúc bất động sản được quan tâm tại khu Tây TP.HCM
Với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, khu Tây TP.HCM đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà cũng như giới đầu tư. Trong bối cảnh hiện nay, phân khúc căn hộ tại khu Tây được đánh giá không chỉ giúp hiện thực hóa giấc mơ an cư của người dân đô thị mà còn là cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Ngô Đồng
1 tháng trướcCập nhật tiến độ dự án căn hộ Destino Centro
Có quy mô 2,1ha gồm 5 block cao 20 tầng, Destino Centro đang là điểm nhấn đáng chú ý tại tâm điểm mới của thị trường bất động sản phía Tây TP.HCM.